Nguyên nhân và cách khắc phục tiểu rắt ở phụ nữ mang thai

Tiểu rắt là hiện tượng gia tăng bất thường số lần tiểu tiện. Trong mỗi lần tiểu, nước tiểu thoát ra ít, nhỏ giọt và thậm chí không có nước tiểu. Ở phụ nữ mang thai, tiểu rắt thuộc một trong những vấn đề thường gặp nhất. Nguyên nhân và cách khắc phục tiểu rắt ở phụ nữ mang thai như thế nào?

Nguyên nhân tiểu rắt ở phụ nữ mang thai

Nguyên nhân và cách khắc phục tiểu rắt ở phụ nữ mang thai

Bác sỹ Nguyễn Thị Thu Hiên, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết, nguyên nhân tiểu rắt ở phụ nữ mang thai thường do bào thai chèn ép vào bàng quang, một bộ phận có nhiệm vụ chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi ra ngoài cơ thể theo quá trình đi tiểu.

Nếu có hiện tượng tiểu rắt ở thời kỳ đầu thai nghén, điều này có thể do tử cung phát triển nhanh, chèn ép vào sát mặt sau bàng quang, đẩy bàng quang lên phía trên khiến bộ phận này bị kích thích gây ra hiện tượng tiểu rắt. Trong trường hợp có hiện tượng tiểu rắt ở cuối thời kỳ thai nghén, nguyên nhân có thể do đầu thai nhi nằm trong xương chậu tiếp tục chèn ép vào bàng quang khiến dung tích bị thu hẹp.

Tiểu nhiều, tiểu rắt ở phụ nữ mang thai cũng có thể do sự thay đổi nội tiết tố. Khi mang thai, nội tiết tố biến động khiến máu chảy qua thận nhanh hơn, làm bàng quang rất nhanh đầy và nhanh bị kích thích.

Cách khắc phục tiểu rắt ở phụ nữ mang thai

Bác sỹ Nguyễn Thị Thu Hiên cho biết: “Hiện tượng tiểu rắt ở phụ nữ mang thai là vấn đề thường gặp, phụ nữ mang thai không nên lo lắng thái quá mà có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi”. Bác sỹ Hiên đưa ra một số phương pháp có thể giúp phụ nữ mang thai khắc phục triệu chứng tiểu rắt, tiểu nhiều:

– Không ngồi quá nhiều và quá lâu một chỗ. Nên chăm chỉ đứng lên, đi lại. Khi nằm, hãy gác chân lên cao một chút.

– Khi tiểu, hãy thư giãn và bình tĩnh từ từ tiểu ra cho hết. Nghiêng người về phía trước khi đi tiểu giúp nước tiểu trong bàng quang có thể ra ngoài dễ dàng hơn. Nếu thấy buồn tiểu, bà bầu cần đi ngay và không nên nhịn quá lâu, điều này không những gây tác động lên thận mà còn có nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu.

– Chỉ nên uống ít nước trước giờ ngủ. 1 – 2 giờ trước khi đi ngủ, bà bầu không nên uống nước để giữ cho bàng quang không bị tích nước nhiều. Tuy nhiên, cần cố gắng uống đủ nước trong ngày.

– Hạn chế đồ uống lợi tiểu. Những đồ uống, thực phẩm có tác dụng lợi tiểu như trà, cà phê, dưa hấu, dưa chuột, cà chua… không nên sử dụng trước giờ đi ngủ.

– Cần đến các cơ sở y tế nếu gặp phải những dấu hiệu sau đây: Cảm giác đau buốt khi đi tiểu, buồn tiểu gấp, không tiểu được. Đau bụng, đau lưng, mệt mỏi, bị sốt, nước tiểu đục hoặc có máu đỏ… Đây là những dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu, nếu bị bỏ qua rất dễ dẫn đến các biến chứng xấu sau này như nhiễm trùng thận và sinh non.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội được thành lập dưới sự hợp tác giữa Công Ty Y tế Quốc Tế và Tập đoàn Y tế Quốc tế St. Stamford – Singapore. Chúng tôi tự hào là cơ sở y tế chất lượng cao, được tín nhiệm bởi đội ngũ y bác sỹ giàu chuyên môn với mức chi phí dịch vụ được niêm yết theo đúng quy định của Bộ Y tế. Phòng khám hiện làm việc 365 ngày, bao gồm cả ngày nghỉ và lễ Tết, thời gian khám chữa bệnh từ 8 giờ đến 20 giờ rất thuận tiện.

Để biết thêm thông tin tiểu rắt ở phụ nữ mang thai, vui lòng liên hệ đường dây nóng 02437.152.152, chat với bác sỹ tư vấn trên website hoặc trực tiếp đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, địa chỉ số 152 Xã Đàn, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *